Chương trình quản lý mối nguy và hậu quả
Chương trình quản lý rủi ro và hậu quả (HEMP) là một quy trình quản lý rủi ro nhằm đảm bảo rằng các rủi ro đối với người lao động, thiết bị, tài sản và môi trường được kiểm soát hợp lý. Trong trường hợp biện pháp kiểm soát bị thất bại, nó cũng giúp quản lý các tác động của sự cố.
Chương trình quản lý rủi ro và hậu quả (HEMP) xác định và đánh giá các mối nguy HSE, thực hiện các biện pháp kiểm soát và khắc phục, và duy trì một bằng chứng chứng minh rằng các rủi ro HSE chính đã được giảm đến mức thấp đến mức có thể chấp nhận được(ALARP).
Các công cụ và giải pháp kỹ thuật có sẵn được áp dụng một cách hợp lý và nghiêm ngặt, đặt ra các tiêu chí sàng lọc để chấp nhận khi tiến hành. Các biện pháp cần thiết được xác định để quản lý các mối đe dọa được đánh giá và các hậu quả và ảnh hưởng tiềm ẩn sau đó được tích hợp trong giai đoạn thiết kế hoặc cho các hoạt động hiện tại cần phải được xác minh phù hợp và đầy đủ. Nếu không, thì hành động khắc phục được nhận diện và tất cả các thủ tục cần thiết được đưa vào Hệ thống quản lý HSE.
'Nhận diện', 'đánh giá', 'kiểm soát' và 'khắc phục' là các nguyên tắc cơ bản của HEMP, với các bước thực hiện như sau:
- Nhận diện mối nguy và hậu quả tiềm năng
- Đánh giá rủi ro
- Ghi nhận các mối nguy và hậu quả
- So sánh với mục tiêu và tiêu chí thực hiện
- Thiết lập các biện pháp giảm thiểu rủi ro.
Bước 1: Nhận diện mối nguy và hậu quả tiềm năng
Xác định một cách có hệ thống các mối nguy, các mối đe dọa và các sự kiện và hậu quả tiềm ẩn có thể ảnh hưởng hoặc phát sinh từ hoạt động của công ty trong toàn bộ vòng đời hoạt động.
Bước 2: Đánh giá rủi ro
Đánh giá một cách có hệ thống các rủi ro từ các mối nguy được xác định đối với các tiêu chí sàng lọc được chấp nhận, có tính đến khả năng xảy ra và mức độ nghiêm trọng của bất kỳ hậu quả nào đối với người lao động, tài sản, môi trường và cộng đồng. Bao gồm các rủi ro liên quan đến sai lệch so với các giới hạn được thiết lập cho các mối nguy về môi trường và sức khỏe nghề nghiệp.
Bước 3: Ghi nhận các mối nguy và hậu quả
Ghi nhận tất cả các mối nguy hiểm và hậu quả được xác định là có ý nghĩa liên quan đến các tiêu chí sàng lọc tại Bảng đăng ký mối nguy và hậu quả.
Bước 4: So sánh với mục tiêu và thiết lập tiêu chí hoạt động
So sánh các rủi ro được đánh giá với các mục tiêu và nhiệm vụ HSE chi tiết đối với dự án. Trong mọi trường hợp, các mục tiêu này phải được duy trì và phù hợp với Chính sách của Công ty và Mục tiêu chiến lược. Các tiêu chí về hoạt động ở tất cả các cấp phải đáp ứng các tiêu chí được đặt ra trong từng tình huống HSE phải tuân thủ Hệ thống quản lý HSE của Công ty.
Bước 5: Thiết lập các biện pháp giảm thiểu rủi ro
Chọn, đánh giá và thực hiện các biện pháp thích hợp để giảm hoặc loại bỏ rủi ro.
Thực hiện phân tích chi tiết theo nguyên lý bowtie đối với các mối nguy có thể gây ra hậu quả ở mức nghiêm trọng (MAH), qua đó xác định các rào cản, các hoạt động có ý nghĩa về mặt an toàn, các chức danh quan trọng về mặt an toàn, các thiết bị có ảnh hưởng đáng kể đến an toàn...
Các biện pháp giảm thiểu rủi ro bao gồm các biện pháp ngăn ngừa hoặc kiểm soát sự cố tức là giảm khả năng xảy ra) và để giảm thiểu tác động (tức là giảm hậu quả). Các biện pháp giảm thiểu bao gồm các bước để ngăn chặn sự leo thang phát triển các tình huống bất thường và để giảm bớt các tác động bất lợi đối với Sức khỏe, An toàn và Môi trường. Các biện pháp giảm thiểu rủi ro cũng bao gồm các biện pháp chuẩn bị nhằm giải quyết các tình huống khẩn cấp cũng như các phục hồi và bồi thường ...
Dịch vụ do KTT cung cấp:
- Tư vấn, đào tạo triển khai chương trình HEMP
- Phân tích rủi ro và hậu quả cho các phân xưởng và thiết bị công nghệ
- Cung cấp phần mềm chuyên dụng quản lý chương trình HEMP